Những địa danh nổi tiếng xuất hiện trong mẫu hộ chiếu mới
So với mẫu cũ, mẫu hộ chiếu phổ thông mới có nhiều cải tiến, được thiết kế công phu. Trên mỗi trang là hình ảnh tiêu biểu về phong cảnh, hình tượng chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của đất nước.
Từ ngày 1/7, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chip theo mẫu mới cho công dân. Hộ chiếu vẫn giữ nguyên kích thước, chiều ngang 8,8 cm, dài 12,5 cm và dày 50 trang. Điểm khác biệt đầu tiên là bìa hộ chiếu được đổi từ màu xanh lá của mẫu cũ sang mầu xanh đen.
[twenty20 img1=”1315″ img2=”1316″ offset=”0.5″]
Tiếp theo, trang hộ chiếu thay vì hình quốc huy in chìm trong mẫu cũ thì mỗi trang mẫu mới đều in hình những địa danh nổi tiếng nhất của Việt Nam như vịnh Hạ Long, kinh đô Huế, đền Hùng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, bến Nhà Rồng, cột cờ Lũng Cú, Văn Miếu – Quốc Tử Giám…
[twenty20 img1=”1319″ img2=”1320″ offset=”0.5″]
Nhà Quốc hội mới được xây dựng trên khu đất của Hội trường Ba Đình lịch sử. Sau khi hoàn thành, Nhà Quốc hội đã tạo thành một quần thể văn hoá trong khu Ba Đình lịch sử gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Nhà Quốc hội; Khu di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (số 18 Hoàng Diệu); Khu Thành cổ Hà Nội và Chùa Một Cột.
[twenty20 img1=”1321″ img2=”1322″ offset=”0.5″]
Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) nằm trên đỉnh núi Rồng, huyện Đồng Văn, ở độ cao 1.700m so với mực nước biển. Đây là biểu tượng cực Bắc của Việt Nam. Hình ảnh cột cờ cũng xuất hiện trong trang số 9 của cuốn hộ chiếu mới. Nơi đây được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng kích thước nhỏ hơn.
[twenty20 img1=”1323″ img2=”1324″ offset=”0.5″]
Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP HCM, là cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, TP HCM.
Với giá trị lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng và di tích lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của thành phố và là niềm tự hào của nhân dân cả nước.
[twenty20 img1=”1325″ img2=”1326″ offset=”0.5″]
Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Khu di sản có bề dày lịch sử hình thành liên tục hơn 1.300 năm với những di tích, di vật độc đáo, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Thăng Long – Hà Nội và của dân tộc Việt Nam.
[twenty20 img1=”1327″ img2=”1328″ offset=”0.5″]
Khu di tích lịch sử Đền Hùng – quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ) là khu di tích lịch sử văn hoá quan trọng của quốc gia. Đây là địa điểm gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
[twenty20 img1=”1329″ img2=”1330″ offset=”0.5″]
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh là địa danh tiếp theo xuất hiện trong hộ chiếu mới. Nơi đây có hơn 1.600 đảo đá vôi lớn nhỏ với đủ hình thù nằm rải rác, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ. Vịnh đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ (năm 1994) và giá trị địa chất, địa mạo (năm 2010).
[twenty20 img1=”1331″ img2=”1332″ offset=”0.5″]
Tràng An – Ninh Bình: Một Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới khác được UNESCO công nhận là Tràng An, Ninh Bình cũng xuất hiện trên mẫu hộ chiếu phổ thông mới. Quần thể danh thắng Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.
[twenty20 img1=”1333″ img2=”1334″ offset=”0.5″]
Kinh thành Huế – một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha.
[twenty20 img1=”1335″ img2=”1336″ offset=”0.5″]
Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An. Bất cứ ai đến với địa danh này đều ấn tượng bởi vẻ uy nghi như minh chứng cho lịch sử. Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền.
Ngoài ra, nơi đây còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do chùa Cầu có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Bên cạnh đó năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, mang nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
[twenty20 img1=”1337″ img2=”1338″ offset=”0.5″]
Fansipan (còn được viết là Phan Si Păng hay Phan Xi Păng) là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam. Đỉnh núi có độ cao tuyệt đối là 3147,3 m. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
Có thể bạn quan tâm: